Ảnh: vnexpress.
Du Lịch

Khám phá chùa Bà Ấn – ngôi đền Ấn Độ nổi tiếng linh thiêng ở Sài Gòn

Chùa Bà Ấn thu hút du khách thập phương đến với kiến trúc Ấn Độ vô cùng độc đáo này. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với kiến trúc Hindu giáo ấn tượng mà còn là địa điểm linh thiêng để người dân đến chiêm bái, cầu nguyện.

Khám phá chùa Bà Ấn – ngôi đền Ấn Độ nổi tiếng linh thiêng ở Sài Gòn

Địa chỉ chùa Bà Ấn: Số 45, đường Trương Định, phường Bến Thành, quận 1.

Ảnh: vnexpress.

Ảnh: vnexpress.

Chùa Bà Ấn còn được gọi là đền Mariamman được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX theo phong cách Hindu, do một bộ phận người Ấn nhập cư vào Sài Gòn. Địa điểm này thờ thần tên Mariamman và kết hợp với những nét tín ngưỡng văn hóa bản địa, cũng thờ tượng Phật nên còn được gọi là chùa. Đây là một trong ba ngôi chùa có kiến trúc Hindu giáo tọa lạc tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, mỗi ngày ngôi chùa đón hàng trăm lượt du khách trong và ngoài nước đến cầu nguyện, tham quan.

Điện chính thờ nữ thần Mariammam. Ảnh: vnexpress.

Điện chính thờ nữ thần Mariammam. Ảnh: vnexpress.

Ngôi đền Mariamman Sài Gòn thờ bà Mariamman – một người phụ nữ xinh đẹp mặc trang phục màu đỏ với khuôn mặt hung đỏ có rất nhiều cánh tay. Bà tượng trưng cho sức mạnh và được xem là hiện thân của thần Mưa giúp người dân có một mùa màng bội thu, đất đai luôn màu mỡ. Người Ấn Độ quan niệm rằng, thần Mariamman còn có khả năng chữa bệnh, vì vậy ngôi đền luôn thu hút đông đảo du khách tới thăm và cầu xin.

Ảnh: vnexpress.

Ảnh: vnexpress.

Chùa Bà Ấn được thiết kế theo hình chữ U mang đặc trưng của Hindu giáo, bao gồm khu vực chính điện thờ thần Mariamman, hai bên là bảo vệ Pechiamman và Maduraiveeran. Khu vực chạy dọc bên tường là tượng của 18 vị thần được tái hiện với nhiều phong thái khác nhau tượng trưng cho ước mong của người dân.

Ảnh: vnexpress..

Ảnh: vnexpress.

Ảnh: @vonguyenthaotrinh.

Ảnh: @vonguyenthaotrinh.

Chùa Bà Ấn Độ linh thiêng, thờ tự vị nữ thần mang lại nhiều may mắn, hạnh phúc. Bởi vậy, hằng năm, lượng người mang các vật phẩm lễ tế đến đây rất lớn. Đồ lễ tế được người dùng lựa chọn khá đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều vật phẩm như: gạo, hoa quả, nhang cúng, dầu ăn… Các đồ dùng này đều được bán tại trước cổng chùa, du khách có thể mua sắm lễ vật tại đây để chuẩn bị chu đáo trước khi vào hành hương.

Ảnh: @tuanminh8653.

Ảnh: @tuanminh8653.

Ảnh: @thepantraveler.

Ảnh: @thepantraveler.

Lễ nghi úp mặt vào vách đá cầu nguyện ở chùa Bà Ấn. Ảnh: vnexpress.
Lễ nghi úp mặt vào vách đá cầu nguyện ở chùa Bà Ấn. Ảnh: vnexpress.

Kiến trúc chùa bà Ấn có gì khác biệt?

Tổng quan về kiến trúc của chùa Bà Ấn mang đậm phong cách của đền Hindu giáo truyền thống của Ấn Độ và có dạng hình chữ U. Sự tinh tế, tinh hoa của lối kiến trúc Ấn Độ được thể hiện rõ nét đến từng chi tiết qua các sản phẩm điêu khắc vô cùng tỉ mỉ, khéo léo đến cách bài trí và hòa hợp màu sắc.

Vào bên trong điện thờ chùa Ấn Độ ở Sài Gòn, một không gian vô cùng ấn tượng bởi tại đây đèn có màu sắc mờ ảo tạo nên sự uy nghi trang nghiêm . Chùa Bà Ấn có những khu vực như chính điện – thờ nữ thần Mariamman, tiếp theo là hai bên  là hai bảo vệ là Maduraiveeran ở bên trái và bên phải là Pechiamman. Ở lối vào bên trái  hình con sư tử Simha Vahanam, linh vật dùng để cưỡi của mẹ Mariamman.

Với 18 vị thần chùa Ấn Độ quận 1 trong nhiều trạng thái vô cùng khác nhau biểu trưng cho 18 ước nguyện khác nhau của người dân đều được trưng bày trải dài suốt chiều dọc của tường nhà. Các pho tượng được khắc họa sâu vào trong dãy tường tạo nên vách ngăn kín đáo giữa bên trong và bên ngoài.

Vì sự linh thiêng của chùa, không chỉ vào dịp lễ mà ngày thường cũng rất nhiều người đến chùa cúng bái, cầu may mắn, hạnh phúc, giàu có, sức khỏe và hôn nhân tốt lành. Ngoài ra, đây cũng là chùa Bà Ấn Độ cầu duyên linh thiêng nổi tiếng mà người dân trên địa bàn Sài Gòn vẫn thường truyền tai nhau, là nơi mà các nam thanh nữ tú đến cầu nguyện năm mới nhiều may mắn, tìm được ý trung nhân.

Một số lưu ý khi đến chùa Bà Ấn:

– Đền chỉ có khu vực để xe máy và không có bãi đậu ô tô, vì vậy du khách cần gửi xe ở khu vực khác rồi đi bộ tới.

– Quy định về đồ cúng bái trong đền: Không cúng trầu, cau, không đốt đèn cầy ly, không thắp nhang cây lớn và không cúng các loại mì, gạo, đậu cũ mốc. Toàn bộ đồ cúng tại chùa sẽ được kiểm tra trước khi dâng.

– Đền nổi tiếng linh thiêng và là chốn tôn nghiêm, vì vậy các bạn nhớ ăn mặc kín đáo và lịch sự.

– Thời gian mở cửa hàng ngày, sáng từ 7h30 – 12h và chiều từ 13h30 – 20h. Riêng ngày thứ sáu, mùng 1 và 15 âm lịch chùa mở cửa đón du khách tham quan cả ngày.

Facebook Comments