Điện là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng điện để phục vụ cho sinh hoạt cũng như lao động vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm, thậm chí là với tính mạng của con người. Vì vậy, an toàn khi sử dụng điện luôn là điều mà mọi người cần quan tâm. Vậy, điện bao nhiêu vôn thì giật chết người? Hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ sau cùng Phunusacdep nhé!
1. Điện áp bao nhiêu vôn thì có thể gây chết người?
Mức điện áp gây ra nguy hiểm lớn đến tính mạng con người chỉ sau cường độ dòng điện. Mức điện áp từ 40V đã có thể khiến người bị điện giật tử vong do nhịp tim và hệ thần kinh bị ảnh hưởng.
2. 6 yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến người bị tai nạn điện giật
2.1 Cường độ dòng điện đi qua cơ thể
Giá trị dòng điện qua người là một trong những yếu tố quyết định gây nên nguy hiểm đến tính mạng. Qua các nghiên cứu và phân tích, dòng điện xoay chiều với tần số 50-60hz thì giá trị an toàn cho người là nhỏ hơn 10mA. Mức cường độ có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng con người là từ 30mA trở lên.
2.2 Thời gian bị điện giật
Khi bị giật, thời gian bị điện giật cũng ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người. Tùy vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người mà thời gian sẽ ảnh hưởng nhiều hay ít.
Thời gian bị điện giật từ 0,1-0,2 gây sẽ không gây nguy hiểm. Nếu thời gian tăng do ảnh hưởng phát nóng, lớp sừng trên da bị chọc thủng. Khi ấy, điện trở của người giảm xuống nhanh, dòng điện sẽ tăng vọt và càng nguy hiểm hơn.
2.3 Điện trở của người
Cơ thể người sẽ trở thành 1 bộ phận của mạch điện khi chạm vào 2 cực của nguồn điện hay hai điểm của mạch điện. Điều đó gây nguy hiểm lớn đến tính mạng của người tiếp xúc. Điện trở của người là trị số của điện trở đo được giữa hai điện cực trên cơ thể người.
Điện trở người có thể chia thành 2 phần: điện trở lớp da ở chỗ 2 điện cực và điện trở bên trong cơ thể.
Điện trở của người thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tình trạng của lớp sừng trên da, diện tích và áp suất tiếp xúc, cường độ và dòng điện qua người, thời gian tiếp xúc, tần số dòng điện và trạng thái bệnh lý của người.
Nếu da đang bị ướt hay có mồ hôi sẽ làm điện trở của người giảm. Khi ấy, diện tích tiếp xúc sẽ tỉ lệ nghịch với điện trở của người.
Vì da có thể bị nóng, ra mồ hôi và có những biến đổi điện phân trong cơ thể nên nếu thời gian tác dụng lâu thì điện trở người càng giảm. Khi điện áp tăng lên thì tỉ lệ nghịch với điện trở của người (bị giảm xuống). Đối với da đang ẩm, với điện áp tác dụng là 10V thì điện trở của người 10.000Ω và với điện áp 40V thì điện trở người giảm gần bằng 2.000Ω
2.4 Đường đi dòng điện qua người
Đây cũng là tác dụng nguy hiểm nhất làm tê liệt hệ tuần hoàn dẫn đến chết người. Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy, phân lượng dòng điện qua tim theo các con đường dòng điện chạy qua người có 4 cấp độ:
- Cấp độ 1: Từ chân qua chân với 0,4% (kém nguy hiểm)
- Cấp độ 2: Từ tay qua tay với 3,3% (nguy hiểm)
- Cấp độ 3: Từ tay trái qua chân với 3,7% (nguy hiểm)
- Cấp độ 4: Từ tay phải qua chân với 6,7% (nguy hiểm nhất)
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, tai nạn điện thường rơi vào trường hợp “nguy hiểm nhất” vì số người thuận tay phải chiếm đa số.
2.5 Tần số dòng điện
So với dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều được coi là nguy hiểm với tính mạng con người hơn. Đặc biệt là dòng điện xoay chiều công nghiệp có tần số từ 50-60Hz.
Dòng điện có tần số càng cao thì càng ít gây nguy hiểm. Dòng điện tần số trên 500Khz không gây giật vì tác động quá nhanh, hơn hẳn thời gian cảm ứng của các cơ. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể gây bỏng cho con người.
2.6 Điện áp cho phép
Vì việc bảo vệ an toàn xuất phát từ mức điện áp để hình dung giá trị dòng điện qua người nên trong thực tế đòi hỏi các quy định chặt chẽ về giá trị điện áp mà con người có thể chịu đựng được, tránh những nguy hiểm đến tính mạng.
Bên cạnh đó, giá trị điện áp quy định mà con người có thể chịu đựng được còn phụ thuộc vào môi trường làm việc cụ thể, công suất nguồn, khả năng được bảo đảm an toàn của bản thân bằng các trang thiết bị và phương tiện bảo hộ.
Mức điện áp từ 40V trở lên được đánh giá là mức gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Thông thường, quy định cho phép 3 loại điện áp lớn nhất là: Umax – điện áp lớn nhất (của các dụng cụ cầm tay, đèn điện); Utx – điện áp tiếp xúc và Ub – điện áp bước; điện áp cảm ứng cho phép lớn nhất.
Vì dòng điện xoay chiều có khả năng gây co cơ và làm đứng tim, nên được đánh giá là có tính nguy hiểm hơn điện 1 chiều.
Điện là nguồn năng lượng không thiết yếu, vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều mối nguy hiểm. Vì vậy, người sử dụng nên hiểu biết về mức điện áp và một số thông số điện cho phép khác để tránh những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng nhé!