Có những em bé từ khi sinh ra đã sở hữu chiếc mũi tẹt. Các bậc cha mẹ vì muốn mũi bé cao mà áp dụng một vài phương pháp dân gian dù chưa qua kiểm chứng. Vậy trẻ em mũi tẹt có cách nào để cao lên, vừa đảm bảo hiệu quả vừa cam kết an toàn không?
Đọc thêm: Trẻ sơ sinh mắt to mắt nhỏ có đáng lo không?
Bí quyết giúp trẻ có sống mũi cao hơn
Phần lớn các trường hợp mũi tẹt đều do di truyền. Con cái sinh ra sẽ sở hữu chiếc mũi tẹt giống bố hoặc mẹ nếu một trong hai hoặc cả hai người đều mũi tẹt. Trẻ em mũi tẹt phổ biến ở các nước thuộc khu vực châu Á.
Mũi tẹt hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, theo quan niệm về nhân trắc học, mỗi bộ phận trên gương mặt con người đều nói lên phần nào tính cách, số phận, thậm chí tương lai của họ. Chiếc mũi là một trong số những đặc điểm quan trọng nhất lý giải tướng số. Một chiếc mũi cao bao giờ cũng “tốt số” hơn một chiếc mũi tẹt.
1.250.000₫
Bởi vậy, dân gian mới nghĩ ra cách khắc phục mũi tẹt một cách phản khoa học. Theo đó, ngay từ khi chào đời, nếu bố mẹ thực hiện động tác vuốt sống mũi thường xuyên, dần dần sẽ khiến cho mũi bé cao hơn, cải thiện tình trạng mũi tẹt. Thoạt nghe phương pháp vuốt mũi này tưởng chừng vô hại nhưng thực tế lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Có thể nhiều cha mẹ chưa biết, khoang mũi trẻ sơ sinh ngắn hơn người trưởng thành. Lỗ mũi trẻ sơ sinh hẹp, chưa xuất hiện lông mũi và chứa nhiều mạch máu. Hành động vuốt mũi nhằm mục đích cho mũi cao lên vô hình chung tác động tiêu cực đến hệ hô hấp của trẻ dẫn đến viêm mũi do tổn thương niêm mạc, huyết quản.
Ngoài ra, ống thính giác của trẻ khá ngắn và thẳng. Hành động vuốt mũi càng kích thích chất tiết ra trong khoang mũi chảy qua đường ống thính giác và đi đến tai khiến trẻ bị viêm tai giữa.
Như vậy, ngoài giải pháp vuốt sống mũi phản khoa học, trẻ em mũi tẹt có cách nào để làm cao lên không?
Tất nhiên, sinh con ra, bậc làm cha làm mẹ nào cũng hy vọng con xinh đẹp, thông minh và khỏe mạnh. Tuy nhiên, bé bị mũi tẹt, cha mẹ chỉ để ý đến tính thẩm mỹ mà không hề biết rằng, trẻ sơ sinh còn rất non nớt và chưa hoàn thiện đầy chủ chức năng, bộ phận bao gồm cả mũi. Chỉ sau khi thóp khép kín, xương mặt và xương mũi của trẻ mới bắt đầu phát triển. Lúc này, sống mũi sẽ dài ra đồng thời khung xương mũi sẽ thay đổi cho đến lứa tuổi dậy thì.
Mặc dù yếu tố di truyền quyết định phần lớn dáng mũi của trẻ khi lớn lên. Tuy nhiên, sống mũi phát triển cao lên hay không còn dựa vào chế độ dinh dưỡng và tốc độ phát triển của trẻ. Thay vì áp dụng những phương pháp thiếu căn cứ khoa học, nên chú trọng vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của con.
Nếu đến tuổi trưởng thành mà mũi con vẫn tẹt, cha mẹ có thể gợi ý giải pháp nâng mũi cho con chọn lựa. Lúc này, sức khỏe con đã được đảm bảo, mỗi đặc điểm trên gương mặt đều hoàn thiện và con đã đủ độ tuổi để áp dụng phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ.
Nguồn: https://phunusacdep.org/