dong bim cho be
Tin Tức Mẹ Bé

11 Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh cho lần đầu làm mẹ

Đối với những bà mẹ lần đầu sinh nở, chắc hẳn cần “dắt túi” 11 kỹ năng chăm sóc em bé dưới đây!

Làm mẹ chưa bao giờ là một “công việc” đơn giản, nhưng lại rất kỳ diệu, rất tuyệt vời. Trước khi sinh nở, chắc hẳn chị em đều chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho bản thân trong hành trình chăm sóc em bé và bản thân mình. Nếu chăm sóc tốt cho con trong quãng thời gian đầu đời, sẽ tạo nên một nền tảng tốt để con phát triển sau này.

Đọc thêm: Địa chỉ nhổ răng trẻ em tốt nhất ở Hà Nội

Để hỗ trợ chị em trong giai đoạn còn bỡ ngỡ, bài viết sau đây sẽ giới thiệu 11 kỹ năng cơ bản chăm sóc trẻ sơ sinh:

#1 Kỹ năng bế em bé

Làm mẹ lần đầu, chị em chắc hẳn cảm thấy gượng gạo khi bế bé. Thường là mẹ sẽ không biết phải bế bé như thế nào cho đúng, để làm bé cảm thấy thoải mái và bản thân mình không phải gồng.

Trẻ mới sinh, bộ phận cần nâng niu cẩn thận nhất là phần cổ và đầu. Do đó, khi bế bé, mẹ nên đặt một tay phía dưới đầu bé, tay còn lại sử dụng để đỡ mông bé.

be be
Bế bé cũng cần phải có kỹ năng.

Ngoài ra, khi bế bé, mẹ cũng nên tránh va chạm vào phần thóp của bé. Do bé mới sinh, thóp còn mềm. Mọi tác động dù nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến bé.

Bế bé ở gần ngực mẹ nhất để bé luôn cảm thấy ấm áp, an toàn.

#2 Chăm sóc bản thân thật tốt

Tháng đầu ở cữ, sinh hoạt của mẹ sẽ đảo lộn, có khi thường phải thức dậy đêm để cho bé bú trong khi cơ thể do vừa sinh xong còn yếu, chưa phục hồi.

Để đảm bảo sức khỏe, mẹ cần quan tâm chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống khoa học, đầy đủ và ngủ khi bé ngủ để không rơi vào tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi.

#3 Quấn khăn cho bé

Cách quấn khăn cho bé như sau: 1) Gấm một mép khăn quấn tạo thành hình viên kim cương rồi đặt bé lên bề mặt của khăn. 2) Quấn một cạnh khăn với phần thân và một tay, kẹp dưới lưng bé. 3) Lấy phần dưới khăn gấp ngược lên phía trên bàn chân và nhét vào sau vai. 4) Gấp phần cạnh khăn còn lại, nhét xuống dưới thân bé.

Quấn khăn cho bé như vậy sẽ giúp bé không bị giật mình, từ đó cảm giác an toàn hơn.

quan khan cho be
Quấn khăn cho bé là một trong những cách để giúp bé không bị giật mình và cảm thấy an tâm hơn.

#4 Cho bé bú như thế nào?

Sữa mẹ tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ nên học cách cho bé bú sao cho cả hai mẹ con cảm thấy thoải mái nhất.

cho be bu
Hình ảnh những cách cho bé bú mà mẹ có thể tham khảo.

#5 Giúp cho bé ợ hơi

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên thường gặp phải tình trạng đầy bụng sau bú. Lúc này, mẹ nên thực hiện một vài thao tác như vỗ nhẹ vào lưng bé để giúp bé ợ hơi, đẩy khí thừa ra khỏi dạ dày.

Các bước như sau: 1) Mẹ bế bé vác trên vai sao cho người bé áp vào ngực mẹ, cằm tựa vào vai mẹ, phần đầu và cổ của bé ngả vào vai mẹ. 2) Dùng tay vỗ nhẹ lưng bé để bé ợ hơi.

#6 Cách xử lý trẻ bị hóc, sặc

Trẻ rất dễ bị hóc, sặc. Để xử lý kịp thời, mẹ cần thông thạo kỹ năng. Cụ thể: Đặt trẻ trong tư thế nằm úp lên đùi của mẹ, phần đầu hơi chúc xuống. Tay mẹ một tay giữ bé, một tay vỗ thật mạnh một vài cái vào vùng lưng của bé. Cách này sẽ giúp đẩy những dị vật gây hóc, sặc cho bé ra ngoài.

#7 Massage cho bé

Trước khi tắm, mẹ có thể thực hiện massage cho bé. Cách thực hiện: Đặt bé nằm trên giường có lót khăn, thoa một chút dầu dừa vào tay sau đó xoa bóp toàn thân bé một cách nhẹ nhàng. Massage giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

massage cho be
Massage giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

#8 Tắm cho bé

Tắm cho bé cần có kỹ năng. Trẻ sơ sinh tốt nhất nên sử dụng loại sữa tắm hoặc xà bông chuyên dụng do làn da bé lúc này khá nhạy cảm. Mẹ có thể tắm hoặc lau từng bộ phận của trẻ. Đến khi trẻ rụng rốn với bắt đầu cho trẻ tắm trong chậu ngập nước. Lưu ý nhiệt độ nước tắm cũng như chuẩn bị sẵn đầy đủ khăn, quần áo để giữ ấm kịp thời cho trẻ sau khi tắm.

#9 Ru con ngủ

Từ chuyện cho con tắm đến ru con ngủ cũng cần mẹ phải có kỹ năng. Do đang quen nằm trong bụng mẹ nên khi ra ngoài bé hay giật mình khi ngủ, chưa kể bé không thể phân biệt được ngày và đêm. Vì vậy, mẹ không nên nói chuyện với bé khi bé đi ngủ bởi làm như vậy sẽ khiến giấc ngủ của bé thiếu quy củ.

#10 Thay tã bỉm

Giai đoạn bé chưa rụng rốn, mẹ nên để ý không để tã bỉm chạm vào. Mẹ dùng khăn vải khô nhúng nước ấm lau sạch sẽ cho bé rồi mới mặc tã bỉm. Nếu bé bị hăm, nên bỏ bỉm và bôi kem chống hăm cho bé. Đến khi bé hết hăm mới tiếp tục đóng bỉm trở lại.

dong bim cho be
Giai đoạn bé chưa rụng rốn, mẹ nên để ý không để tã bỉm chạm vào.

#11 Gần gũi âm yếm con

Điều này dường như là bản năng của người mẹ. Mẹ chỉ cần vỗ về, ôm ấp và da kề da với con để con cảm nhận được tình yêu thương và sự ấm áp của mẹ. Ngoài ra, mẹ còn có thể hát cho con nghe, trò chuyện với con, massage cho con…

Facebook Comments