Chỉ số UV càng cao chứng tỏ mức độ bức xạ tử ngoại từ mặt trời cũng càng cao.
Làm Đẹp

Cách đối phó với tia UV khi ngoài đường như chảo lửa

Tia UV (hay còn gọi là tia cực tím) vô cùng độc hại gây ra nhiều vấn đề về da như sạm, đen, cháy nắng, thậm chí ung thư. Nếu không áp dụng biện pháp đối phó tia UV cẩn thận khi ra đường, rất khó lường trước hậu quả xảy ra.

Đọc thêm: Nên sử dụng kem chống nắng nào mùa du lịch?

Con số thực tế từ Bệnh viện Da liễu TƯ (Hà Nội) chỉ ra, có đến 300 ca ung thư da/năm điều trị tại đây (chỉ tính riêng bệnh viện này).

Nguyên nhân gây ung thư da, thường là do tia cực tím (tia UV). Chỉ số UV càng cao chứng tỏ mức độ bức xạ tử ngoại từ mặt trời cũng càng cao. Một người bình thường nếu để da tiếp xúc ngoài trời nắng dù chỉ trong thời gian ngắn nếu chỉ số UV cao, khả năng da sẽ không những trở nên đen sạm, cháy nắng mà còn có nguy cơ bị lão hóa da sớm, thậm chí mắc bệnh ung thư da.

Chỉ số UV càng cao chứng tỏ mức độ bức xạ tử ngoại từ mặt trời cũng càng cao.
Chỉ số UV càng cao chứng tỏ mức độ bức xạ tử ngoại từ mặt trời cũng càng cao.

Khoảng thời gian nên hạn chế “phơi” mặt ra ngoài nếu không muốn ảnh hưởng đến da là từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều. Lúc này, chỉ số UV đang ở mức cao, rất nguy hiểm.

Để tự nhận biết chỉ số UV có cao hay không, bạn hãy đứng dưới nắng sau đó quan sát bóng của mình. Nếu bóng ngắn hơn chiều cao chứng tỏ chỉ số UV cao. Lúc này, cần phải đặc biệt bảo vệ làn da bằng các loại quần áo chống nắng kết hợp kem chống nắng, mũ nón, kính mắt.

Đọc thêm: 6 bí quyết giúp da trắng mịn bất chấp hè oi ả

Dùng kem chống nắng thế nào cho hợp lý?

Các chuyên gia về da thuộc Bệnh viện Da liễu TƯ cho biết, làm sạch là bước quan trọng không thể thiếu hàng ngày. Thời điểm thích hợp nhất là trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Không nên rửa mặt liên tục, nhiều lần bằng sữa rửa mặt bởi có thể làm da mất đi lớp bảo vệ tự nhiên khiến da trở nên bị kích ứng.

Bên cạnh bước làm sạch da, thì việc dùng nước hoa hồng làm se khít lỗ chân lông, kem dưỡng ẩm để cung cấp, duy trì độ ẩm cho da và thoa kem chống nắng là bước không thể thiếu.

Nếu sử dụng kem chống nắng dạng bôi, lượng phù hợp nhất rơi vào khoảng 2mg/1cm2 da. Cụ thể, dùng cho mặt cần 1,2 gram (tương đương 1/3 thìa cà phê) kem chống nắng trong khi đó toàn thân cần 25-30gram (1 chén rượu vodka).

Nếu sử dụng kem chống nắng dạng xịt, cần xịt ít nhất 4 lớp kem lên da đồng thời đảm bảo lớp kem phủ đều.

Những trường hợp hoạt động ngoài trời nhiều giờ liền hoặc tham gia chơi thể thao, nên thoa lại kem chống nắng mỗi 2 tiếng liền. Nếu môi trường khói bụi, phải rửa sạch mặt trước rồi mới bôi kem chống nắng lần sau.

Rất nhiều người lầm tưởng kem chống nắng chỉ cần bôi nếu ra ngoài nắng. Thực tế, ngay cả lúc ở trong nhà, cũng phải bôi kem chống nắng. Bởi da vẫn sẽ chịu ảnh hưởng do tác nhân UV từ sáng đèn, áng sáng xuyên qua cửa kính,…

Mỗi loại da sẽ phù hợp với một loại kem chống nắng riêng. Nên sử dụng loại kem đúng thích hợp. Một điều khác nữa cũng cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn kem chống nắng là chỉ số SPF và PA. Chỉ số SPF càng cao, khả năng chống nắng càng mạnh. Mọi người thường sử dụng kem chống nắng chỉ số SPF 30. Tuy nhiên, để đánh giá rõ nhất về loại da cũng như biết nên sử dụng kem chống nắng chỉ số bao nhiêu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Facebook Comments