Ngũ cốc mang lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Ảnh: Internet
Ngũ cốc là gì?
Ngũ cốc là tên gọi chung của thực phẩm được chế biến từ 5 loại hạt khác nhau, thông dụng là: mè, gạo, ngô, đậu và một số loại ngũ cốc. Ngũ cốc được dân gian, y học hiện đại nghiên cứu, chứng minh đem đến những giá trị sức khoẻ cho tất cả mọi người, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Ngũ cốc gồm những loại nào?
Mè
Mè (lạc) chứa đầy đủ dưỡng chất gồm đạm, chất béo, chất bột đường, calo nhiệt lượng, canxi, kali, phốt pho và cả vitamin B1, B2, niacin. .. Bên cạnh đó nó có chứa folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố. .. Đặc biệt là hàm lượng vitamin E rất cao vô cùng tốt với mái tóc và làn da của bạn.
Mè rất giàu vitamin E. Ảnh: Internet
Gạo nếp
Gạo nếp rất giàu dinh dưỡng với hàm lượng vitamin E đáng kể cùng chất xơ, sắt và chất chống oxy hóa.
575.000₫
1.299.000₫
Gạo nếp thường được dùng để nấu cháo bồi bổ cho người cao tuổi với chức năng phục hồi sức khoẻ, tăng cường tiết sữa ở sản phụ sau đẻ. .. Tuy nhiên, nó lại gây chứng khó tiêu ở trẻ sơ sinh do chứa nhiều amilopectin – chất tạo độ dẻo của gạo, vì vậy mà bạn nên tránh sử dụng gạo nếp cho em bé đấy!
Gạo nếp rất giàu dinh dưỡng. Ảnh: Internet
Gạo tẻ
Gạo tẻ là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào chứa nhiều protein, vitamin (B1, B2, niacin, vitamin E), chất sắt, kẽm và các chất khoáng như magie, phốt pho, kali, canxi.
Nên cho trẻ nhỏ ăn gạo nếp bởi vì chất sắt trong nó rất có lợi cho hồng cầu và enzym, kẽm chống oxy hoá trong máu và thúc đẩy tái tạo, tăng trưởng mô, phốt pho và canxi giúp xương, răng chắc, kali tổng hợp protein và kích thích hoạt động enzyme, muối duy trì cân bằng chất lỏng cơ thể đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thần kinh lẫn thận.
Gạo tẻ là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào. Ảnh: Internet
Lúa mì
Lúa mì có thành phần chính là carbonhydrate, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng có thể gây tăng nồng độ đường trong máu.
Lúa mì chứa nhiều chất xơ không hòa tan và ít chất xơ hòa tan. Bên cạnh đó, nó còn có 1 lượng protein vừa phải và các vitamin, khoáng chất như selen, mangan, đồng, phốt pho, folate.
Loại thực phẩm này được xem như nguồn cung cấp carbonhydrate và vitamin phong phú, đáng tin cậy cho trẻ nhỏ. Với hàm lượng chất xơ cao, lúa mì trở thành “thuốc nhuận tràng tự nhiên” giúp cho trẻ phòng tránh được chứng đầy hơi, khó tiêu ảnh hưởng đến trí tuệ và hoạt động.
Lúa mì chứa nhiều chất xơ không hòa tan và ít chất xơ hòa tan. Ảnh: Internet
Các loại đậu
Mỗi loại đậu như: đậu nành, đậu xanh, mè, đậu đỏ, đậu Hà Lan, . .. đều là nguồn dinh dưỡng quý giá và thiết yếu đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Iều những thực phẩm chế biến từ các loại đậu còn được nhiều người ăn chay trường ưa dùng giúp cung cấp và tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
Trong đậu chứa nguồn đạm phong phú, lại giàu chất béo, các chất chống oxy hoá, chất xơ cùng một số vitamin như A, B, C. .. và khoáng chất thiết yếu như canxi, magiê, kali. .. rất có lợi với trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ thường xuyên ăn các loại đậu hoặc ngũ cốc khác sẽ giúp tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả, giảm thiểu tình trạng béo phì nhưng lại tăng cân khoẻ mạnh, phòng tránh những bệnh như ung thư, tiểu đường, tim mạch. ..
Sau này, khi được nghiên cứu sâu hơn, ngũ cốc được hiểu là tất cả các loại cây có hạt dùng làm lương thực điển hình như một số loại ngũ cốc sau:
Bắp (ngô)
Bắp (ngô) là loại ngũ cốc nguyên hạt mà ai cũng biết. Trong hạt bắp chứa nhiều dưỡng chất như magiê, kali, sắt, đồng, chất chống oxy hoá và vitamin B, có nhiều chất chống oxy hoá như lutein và zeaxanthin giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột khoẻ mạnh, giảm nguy cơ mắc một số bệnh về mắt như đục thuỷ tinh thể.
Bắp (ngô) là loại ngũ cốc nguyên hạt mà ai cũng biết. Ảnh: Internet
Gạo lứt
Gạo lứt được nhiều người biết đến và tin tưởng sử dụng bởi nó chứa những thành phần bổ dưỡng như magiê, kali, canxi, vitamin B và phốt pho. Đặc biệt, trong gạo lứt có nhiều lignan giúp chống oxy hoá, do đó giảm nguy cơ mắc các căn bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường. .. một cách đáng kể.
Gạo lứt là thực phẩm nổi tiếng trong chế độ ăn kiêng của các chị em. Ảnh: Internet
Yến mạch
Ban đầu, người Việt Nam cũng ít sử dụng loại ngũ cốc này. Tuy nhiên, càng về sau yến mạch lại được tin tưởng vì những lợi ích tuyệt vời mà nó đem tới cho người tiểu đường. Với hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin, khoáng chất cùng chất chống oxy hoá avenanthramide, yến mạch có công dụng đặc biệt hữu hiệu trong việc bảo vệ tim trước một số căn bệnh khác nhau như giảm thiểu nguy cơ ung thư ruột kết và đột quỵ.
Yến mạch có tác dụng rất hiệu quả trong việc bảo vệ tim. Ảnh: Internet
Ngoài ra ngũ cốc còn có: lúa mạch đen nguyên hạt, gạo hoang dã, hạt kê…
Phân chia các loại ngũ cốc
Ngũ cốc cho mẹ bầu
Thành phần: Các loại đậu, mè đen, hạt sen, hạt óc chó, hạt macca, hạt chia,…
Công dụng: Cung cấp vitamin C, bổ máu, thanh độc, hạn chế nguy cơ các bệnh ung thư, bệnh tim, cải thiện sức khoẻ cho da, tóc. Trong hạt macca có chứa nhiều vitamin A, b, protein, canxi, kẽm, kali và magiê, chất flavon và selen đặc biệt cần thiết cho sức khoẻ của mẹ cũng như quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Hạt chia cực giàu axit béo omega-3 giúp tăng cường độ chắc khoẻ của xương cũng như sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh. ..
Cách sử dụng: Mỗi lần, sử dụng khoảng 3 muỗng bột ngũ cốc pha với 200 – 250ml nước sôi, khuấy đều tan, có thể thêm đường hoặc sữa để dễ uống.
Bà bầu nên uống bột ngũ cốc sau bữa ăn khoảng 30 phút, tốt nhất là vào buổi sáng và tối để giúp bạn khỏe hơn.
Ngũ cốc cho trẻ em
Thành phần: Gạo lứt tẻ, vừng, nếp, hạt sen, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu đỏ, đậu ván,…
Công dụng: Phòng chống một số bệnh về hệ hô hấp ở trẻ như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, phế quản mạn tính, cung cấp máu và bổ thận. Kích thích sự tăng trưởng và cải thiện chức năng não, bổ sung vitamin C, giúp củng cố thành mạch ở bé, giảm hiện tượng chảy máu cam, lợi cho hệ tim mạch, đặc biệt là thúc đẩy trẻ ăn uống lành mạnh, chống suy dinh dưỡng.
Cách sử dụng: Pha 2, 3 muỗng bột ngũ cốc với 200 – 250 ml nước sôi và khuấy đều, chỉ cho bé bú khi còn ấm, sử dụng giữa mỗi bữa ăn là thời điểm thích hợp nhất. Cho bé uống liên tiếp trong vòng 1 tháng sẽ thu thấy tác dụng.
Ngũ cốc tăng cân
Thành phần: Đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu nành, mè đen, gạo lứt, hạt sen, hạnh nhân, macca, óc chó, hạt dẻ,…
Công dụng: Tăng cân, bổ sung dưỡng chất, bồi bổ, thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa lão hóa, thoái hóa khớp, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho da,…
Cách sử dụng: Cho 3,4 muỗng bột ngũ cốc hoà với 250 – 300ml nước nóng và quấy đều là có thể uống. Mỗi ngày uống 2,3 lần buổi sáng, trưa và tối. Nên dùng xen giữa các bữa ăn hoặc trước và sau khi tập luyện gym, có thể pha với sữa ấm sẽ sử dụng tốt hơn.
Ngũ cốc giảm cân
Thành phần: Mè trắng, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, gạo lứt đỏ,…
Công dụng: Hỗ trợ xương, loại bỏ mỡ thừa ra khỏi cơ thể nhanh chống, giảm cholesterol, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe,…
Cách sử dụng: Dùng 2 – 3 muỗng ngũ cốc giảm cân trộn với nước sôi rồi sử dụng 2 lần/ngày. Ngoài ra, để tăng cường tính hiệu quả bạn nên kết hợp sử dụng ngũ cốc với sữa hay đường, đảm bảo chế độ ăn, ngủ nghỉ hợp lý nhất định sẽ thu về kết quả như ý mong muốn.
Lợi ích của ngũ cốc đối với cơ thể
Ngũ cốc thích hợp cho tất cả mọi người. Bổ sung 1 đến 2 ly bột ngũ cốc mỗi ngày sẽ giúp bạn có thêm năng lượng cho ngày dài hoạt động, vừa đảm bảo sức khỏe vừa không cần lo ngại vấn đề tăng cân.
Giàu chất xơ và protein, ít calories
Bột ngũ cốc chứa ít calo, béo và rất nhiều dinh dưỡng. Do đó, ngũ cốc ngày càng được nhiều người lựa chọn mà không phải lo lắng sẽ tăng cân. Bên cạnh đó, với hàm lượng chất xơ cao, loại ngũ cốc này cũng giúp cải thiện hệ tim mạch và giảm cholesterol xấu.
Hỗ trợ cân bằng đường huyết
Ngũ cốc thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường vì hàm lượng đường ít. Với lượng chất xơ và carbonhydrat cao còn giúp làm chậm sự chuyển hóa, cân bằng lượng đường trong cơ thể.
Thực phẩm vàng của phụ nữ mang thai và cho con bú
Uống ngũ cốc hàng ngày sẽ giúp đảm bảo lượng dinh dưỡng đầy đủ, cân đối cho mẹ và con. Cùng cạnh đó, với hàm lượng kali, axit folic cao, ngũ cốc sẽ giúp cho phụ nữ mang thai tái tạo hồng cầu và hạn chế các dị tật bẩm sinh cho bé.
Ngoài ra, ngũ cốc còn là thực phẩm vàng đối với phụ nữ sau sinh với khả năng cung cấp dưỡng chất giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào.
Chống oxi hóa, có lợi cho tim mạch
Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, chất chống oxy hóa có trong bột ngũ cốc là avenantramides tương trợ chống lại một vài gốc tự do từ LDL Cholesterol, có chức năng giúp giảm bớt bệnh về tim mạch.
Phòng chống ung thư
Ngũ cốc giúp sản sinh lignans, chứa phytosterol hỗ trợ phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ruột kết.
Tác hại của việc sử dụng ngũ cốc quá mức
Dù có nhiều tác dụng với cơ thể, nhưng nếu ăn quá mức ngũ cốc sẽ làm bạn gặp các triệu chứng nghiêm trọng như co thắt vùng bụng, đau bụng, đầy hơi và khó tiêu. Không chỉ thế, khả năng lưu trữ chất sắt và kẽm hay khả năng hấp thu những khoáng chất cần thiết cũng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.
Không chỉ các loại ngũ cốc có hàm lượng axit cao, mà việc ăn chúng thường xuyên cũng sẽ đẩy nồng độ axit trong dạ dày tăng lên dẫn đến quá trình lão hoá nhanh và làm tăng khả năng gây ra những căn bệnh như viêm đại tràng.
Một số món ngon từ ngũ cốc
Gà chiên ngũ cốc
Gà là nguồn thực phẩm sạch, dồi dào protein, khi kết hợp cùng ngũ cốc sẽ làm cho món ăn vừa thơm vừa bổ. Thịt mềm ngọt được bao phủ trong lớp vỏ ngũ cốc giòn giòn chắc hẳn sẽ khiến bạn phải thích mê.
Gà chiên ngũ cốc có cách làm đơn giản. Ảnh: Internet
Sữa chua ngũ cốc trái cây
Đây là món tráng miệng được khá nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ con và các chị em phụ nữ. Sữa chua ngũ cốc trái cây có mùi vị thơm ngon và hấp dẫn. Với những dưỡng chất tuyệt vời nó đem lại ngoài sức khoẻ, món tráng miệng này cũng giúp giảm cân và đẹp da nữa.
Sữa chua trái cây ngũ cốc là món ăn rất được yêu thích. Ảnh: Internet
Hy vọng với những chia sẻ từ phunusacdep, bạn sẽ hiểu rõ ngũ cốc là gì cũng như nắm được ngũ cốc gồm những loại nào và các lợi ích sức khỏe mà thực phẩm này mang lại.