Chăm sóc sau nâng mũi như thế nào để được mũi đẹp xinh , hãy cùng phunusacdep tìm hiểu qua bài dưới đây!
#1. NGƯNG LO LẮNG NẾU MŨI QUÁ CAO, CỨNG, VẸO 3 THÁNG ĐẦU
Nếu bạn vừa nâng mũi được một tháng và gặp tình trạng: Mũi quá cao khi so với mặt, phần đầu mũi và hai cánh mũi cứng, đơ, chóp mũi trông hơi vẹo,… thì cũng không cần quá hoang mang. Thậm chí bạn còn suy nghĩ tiêu cực mũi phẫu thuật bị hỏng, dù cho bác sĩ đã trực tiếp khẳng định, trấn an nhưng vẫn không khiến bạn cảm thấy an tâm hơn chút nào.
Bạn nghĩ mình đang rơi vào trường hợp cá biệt, gặp biến chứng. Rồi chợt nhận ra đêm qua vô tình nằm nghiêng trong khi bác sĩ căn dặn phải nằm thẳng, nghi ngờ tay nghề bác sĩ non kém nên mũi bị hỏng… Xem thêm: Nâng mũi xong có được nằm nghiêng không?
Tất cả, may mắn, chỉ là suy nghĩ của bạn. Thực tế những dấu hiệu mà bạn gặp phải, nó cũng phổ biến chứ không hề hiếm hoi. Dựa trên cơ địa của mỗi người, mà quá trình hồi phục có thể diễn ra nhanh chậm. Có người chỉ một tháng sau nâng mũi, dáng mũi đã ‘đâu vào đấy’, đẹp ngất ngây đạt chuẩn. Có người chờ đợi mãi, 1-2 tháng rồi mà mũi vẫn sưng.
Lời khuyên cho bạn, khi đã lựa chọn đúng nơi phẫu thuật nâng mũi, không cần giữ tâm lý lo lắng thái quá.
#2. KIÊNG CƯỜI 3 THÁNG ĐẦU
Có thể bạn nghĩ, mình không cắt cánh mũi nhưng khi nâng đỉnh mũi thì hai cánh mũi lại trở nên thon gọn và thanh thoát. Nếu nhỏ quá trông hơi thô cứng và muốn nó to tự nhiên hơn.
Và để điều này thành sự thật, bạn cứ cười thả ga, cánh mũi sẽ tự động “nở” ra.
Vì thế, kiêng cười cũng là một điều cần thiết đảm bảo cánh mũi sẽ nhỏ gọn, thanh tú.
#3. TUYỆT ĐỐI PHẢI TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ KIÊNG KHEM
Nâng mũi dù chỉ là một tiểu phẫu đơn giản, nhưng cũng không thể xem thường nếu muốn một dáng mũi đẹp chuẩn. Ăn uống đúng cách được xem như yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành bại của một chiếc mũi sau nâng.
Vết thương nâng mũi thông thường sẽ ổn định và lành lặn sau khoảng hai tháng. Trong khi đó vết đỏ hằn ở gốc mũi và đầu mũi phải mất tận 3 tháng để phục hồi. Những tổn thương thường không lành nhanh mà cần thời gian nhiều hơn bạn nghĩ. Vì thế, đừng chỉ nhìn bằng mắt mà đoán định vết thương đã lành lặn rồi ăn uống vô tội vạ.
“Có kiêng, có lành” rất đúng trong trường hợp này!
Tránh đồ cay, hải sản, rau muống, thịt gà, thịt bò, đồ nếp,… những loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, sẹo xấu, dấu vết thẩm mỹ,… Tham khảo ngay: Sau khi nâng mũi nên kiêng gì để có được kết quả tốt nhất!
#4. CHUẨN BỊ ĐỐI DIỆN VỚI SỰ THAY ĐỔI CỦA LÀN DA
Nghe thì có vẻ giữa làn da và nâng mũi chẳng liên quan đến nhau. Nhưng thực chất, khi tác động dao kéo lên vùng mũi và bất cứ vùng nào trên cơ thể cũng sẽ gây tổn thương đến da.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có phản ứng giống nhau. Người sẽ bị mụn ghé thăm, người thì trên mặt như biến thành một chảo dầu.
Để nuôi dưỡng một làn da đẹp dù cho có phẫu thuật nâng mũi, điều cần thiết là cần bảo vệ và chăm sóc da tử tế, hạn chế trang điểm. Nên đối xử với da một cách tận tâm nhất từ khâu rửa mặt, dưỡng da, thoa kem chống nắng,…
#5. LUYỆN TẬP THỂ DỤC ĐỀU ĐẶN
Tất nhiên, một trong những điều cần tránh sau khi nâng mũi là va chạm và tác động vào vùng mũi. Dù vậy, điều đó không có nghĩa là bạn phải ngồi yên một chỗ, không vận động. Trái lại, nên tập thể dục đều đặn, thường xuyên sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi của vết thương đồng thời cho vóc dáng khỏe mạnh, săn chắc. Tìm hiểu ngay: Nâng mũi bao lâu thì tập thể dục được?
#6. TRONG SINH HOẠT, NÂNG MŨI PHẢI KIÊNG NHỮNG GÌ?
Vùng mũi sau khi nâng cần khoảng thời gian nhất định để hồi phục, do vậy bạn cần chú ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Thực tế, cũng không phải kiêng khem phức tạp, bạn chỉ cần tránh một vấn đề như sau:
- Không rửa mặt trực tiếp bằng nước.
- Không nằm nghiêng trong 72 giờ đầu sau khi nâng mũi.
- Không đeo kính khi mới nâng.
- Không tác động mạnh lên vùng mũi.
NÂNG MŨI NÊN KIÊNG NHỮNG GÌ?
Để làm rõ vấn đề nâng mũi phải kiêng những gì và tránh gây thương tổn cho mũi, chuyên gia đưa ra lời khuyên về một số thực phẩm cần kiêng như sau:
-
Rau muống
Đứng đầu trong danh sách cần kiêng cữ, ra muống làm cho thịt đầy lên rất nhanh, tạo thành sẹo lồi và gây mất thẩm mỹ.
-
Đồ nếp và thịt gà
Đây là những món ăn bổ dưỡng, tuy nhiên lại có tính nóng, dễ làm cho về thương bị sưng, đau nhức và có thể mưng mủ khiến vết thương lâu lành hơn. Ngoài ra, thực phẩm này làm chậm quá trình khô da và lên da non, gây khó khăn trong việc định hình mũi, cản trở sự tương thích của chất liệu độn với mũi.
-
Thịt bò, trứng
Trong quá trình hồi phục vết thương, ăn trứng sẽ làm vùng da bị thương bị lang trắng. Còn thịt bò làm thâm vùng da bị thương khiến da không đều màu, làm mất thẩm mỹ.
-
Hải sản
Đây cũng là thức ăn giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên lại dễ gây dị ứng cho nhiều người. Những thức ăn có vị tanh này dễ làm cho vết thương bị ngứa, sưng tấy, lâu liền da và gây sẹo lồi.
-
Đồ cay nóng và chứa chất kích thích
Đồ ăn có tính cay nóng như ớt, tiêu,.. cũng có thể làm vết thương sưng tấy.
Đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cafe,…có thể làm cơ thể mất nước, làm vết thương lâu phục hồi.
Ngoài ra, ác loại thực phẩm lên men như cà, dưa muối,..thực phẩm quá cứng gây khó tiêu bạn cũng không nên sử dụng trong thời gian này.
Sau khoảng 1 tháng khi vết thương đã lành, mũi đã dần ổn định thì bạn có thể thoải mái lựa chọn cho mình những thực phẩm bạn yêu thích.
VẬY SAU KHI NÂNG MŨI NÊN ĂN GÌ?
Sau phẫu thuật nâng mũi điều mà mọi người quan tâm chính là dùng thực phẩm nào hợp lí, tốt cho sức khỏe và đồng thời giúp vết mổ không nhiễm trùng, tăng nhanh khả năng lành vết thương và không để lại sẹo. Sau nâng mũi, bác sĩ khuyên bạn nên ăn:
- Thực phẩm giàu calo: có tác dụng giúp tăng cường cung cấp năng lượng và tái tạo mô. Nên bổ sung thêm protein có nhiều trong thit, phô mai, sữa chua, sữa, đậu đen, đậu hà lan, sữa đậu lành và một số thức uống bổ sung dưỡng hất cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu vitamin A: có tạc dụng làm mềm, phẳng và mờ dần đi các vết sẹo sau phẫu thuât. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung nhiều những thực phẩm chứa các chất này sau khi nâng, sửa mũi.
- Uống đủ nước: Bạn nên bổ sung đầy đủ nước sẽ giúp cho cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn. Có thể là nước, nước trái cây, súp, sữa đậu nành, nước thịt,…
Chế độ kiêng cữ trong ăn uống cũng có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình phục hồi cũng như kết quả của nâng mũi. Bạn nên lưu ý và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ.