Bệnh tay chân miệng là bệnh hết sức nguy hiểm , nếu không biết cách chăm sóc sẽ ảnh hưởng rất nặng nề nhất là đối với trẻ em , việc chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng rất vất vả.
Dấu hiện trẻ bị tay chân miệng
Bệnh Tay chân miệng do Enteroovirus 71 và Coxsackievirus gây nên. Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể có một hoặc một số các triệu chứng sau đây:
– Sốt, viêm họng, mệt mỏi.
– Các nốt rát đỏ hoặc lở loét xuất hiện trên lưỡi, nướu và bên trong má.
1.250.000₫
– Phát ban đỏ không ngứa, nhưng đôi khi phồng rộp ở lòng bàn tay, lòng bàn chây và mông.
– Bé khó chịu hay quấy khóc.
– Ăn mất ngon.
Thông thường, thời kì từ lúc nhiễm bệnh cho đến khi xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng là 3-6 ngày. Sốt thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng và bé thường sốt cao khoảng 39- 40 độ C, tiếp theo là đau họng, chảy nước bọt nhiều và thỉnh thoảng bỏ ăn và khó chịu. Và đây là giai đoạn ủ bệnh.
Chỉ sau 1 hoặc 2 ngày sau khi sốt, các vết đỏ gây đau có thể xuất hiện ở miệng và cổ họng. Các vết phát ban nổi lên ở bàn tay, bàn chân và mông trong 1 hoặc 2 ngày. -> Đây là giai đoạn phát bệnh.
Loét miệng: Đó là các bóng nước có đường kính 2 – 3 mm (ở niêm mạc má, lợi, lưỡi) vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt và thấy đau khi ăn, vì thế trẻ sẽ biếng ăn, quấy khóc.
Ở da: Xuất hiện các bóng nước từ 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau. Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
Dấu hiệu toàn thân: Trong giai đoạn diễn tiến khi vi rút xâm nhập thần kinh trung ương sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác như lơ mơ; li bì, mê sảng, co giật…
Ngoài các dấu hiện điển hình trên, bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần. Nếu bệnh nhẹ thường sau 7 – 10 ngày trẻ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên một số trường hợp sốt cao, nhiều mụn có thể gặp biến chứng nặng.
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng để bé nhanh khỏi
Cách ly bé:
Khi phát hiện bé có dấu hiệu tay chân miệng, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để xác định đúng bệnh. Nếu bé được chuẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng thì ba mẹ cần cho bé cách ly ở trong phòng để phòng tránh lây lan tạo nên ổ dịch.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ:
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là sự lựa chọn tốt nhất để giúp bé tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch.
– Đối với trẻ đang bú sữa mẹ cần cho bé bú như bình thường và nên tăng số lần cho bé bú.
– Nên cho bé ăn những món bé thích.
– Thức ăn cần được làm mềm mịn, lỏng để giúp bé không bị đau miệng. Một số loại thực phẩm mẹ nên cho bé ăn bao gồm cháo, súp, sữa chua, sữa, phô mai,…
– Khi bị tay chân miệng bé có thể ăn ít hơn bình thường vì vậy mẹ cần chia nhỏ bé ăn để giúp bé ăn được nhiều hơn.
– Bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng cách uống nước hoa quả và ăn rau xanh, trái cây để bổng sung vitamin.
– Nếu bé không muốn ăn nữa thì mẹ không nên ép buộc. Cho bé uống 1 bịch sữa hoặc pha 1 ly sữa để bù vào.
– Bé cần ăn từ 3 đến 4 bữa/ ngày. Các bữa ăn cần đầy đủ chất dinh dưỡng. Thời gian ăn cách nhau từ 3 giờ.
– Sau khi ăn cho bé súc miệng bằng nước muối.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Khi trẻ bị tay chân miệng điều quan trọng nhất là mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé.
– Tắm rửa cho bé mỗi ngày bằng nước sạch và xà phòng sát khuẩn. Mẹ nên nhẹ nhàng tắm cho bé để không làm tổn thương da, phòng tắm cần kín gió.
– Bé cần rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để giảm bớt sự lây lan.
– Vật dụng ăn uống hàng ngày của bé nên được tiệt trùng và không sử dụng chung.
– Quần áo, đồ chơi của bé cần được sát khuẩn bằng nước sôi hoặc các dung dịch sát khuẩn.
– Mẹ hoặc người chăm sóc cho bé cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với bé.
Trường hợp cần đến bác sĩ
Bệnh tay chân miệng thường là bệnh nhẹ và chỉ gây ra sốt vài ngày. Các dấu hiệu và triệu chứng tương đối nhẹ. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đưa bé đi khám để xác định đúng bệnh và có các lời khuyên chăm sóc phù hợp.
Trong trường hợp sốt hơn 38 độ C với trẻ dưới 3 tháng tuổi và cao hơn 39 độ C với trẻ dưới 6 tháng mẹ nên đưa bé đến bác sĩ. Trong trường hợp bé không hạ sốt trong 2 ngày bé cũng cần được đưa đi viện.
Mẹ cũng cần để ý xem bé bị mất nước không? Nếu bé bị đau họng không thể uống nước hoặc ăn uống ít hơn bình thường thì cần đưa bé đi khám.
Bệnh tay chân miệng có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy mẹ cần để ý đến bé thường xuyên, đặc biệt khi bé ngủ.
Phòng bệnh tay chân miệng như thế nào
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tã, làm vệ sinh cho trẻ.
- Vệ sinh các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử khuẩn bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc).
- Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.
- Ăn chín uống sôi và khử khuẩn môi trường có trẻ bị bệnh và môi trường xung quanh.
- Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 – 10 ngày).
Điều cần lưu ý với các bà mẹ là bệnh TCM lúc đầu có thể chỉ sốt nhẹ, ho khan, nổi ban… giống như các nhiễm virut thông thường khác nhưng sau đó một số ít sẽ nguy kịch nhanh. Tốt nhất là khi có bất cứ bất thường nào dù đang mùa dịch hay không cũng nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhà để được khám chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.