tre em
Tin Tức Mẹ Bé

Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý bệnh tay, chân, miệng ở trẻ

Chân tay miệng là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, dễ lây lan và nếu không xử lý kịp thời sẽ tạo thành dịch bên cạnh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Bệnh chân tay miệng thuộc nhóm bệnh mang tính truyền nhiễm cấp tính, tức có khả năng lây từ người này sang người khác. Thời điểm phát dịch là vào mùa hè. Trẻ em là đối tượng thường nhiễm của bệnh chân tay miệng. Bệnh chân tay miệng tưởng chừng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không xử lý nhanh chóng, kịp thời sẽ rất dễ xảy ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Tại sao trẻ em thường bị chân tay miệng?

Đối tượng của bệnh chân tay miệng là trẻ nhỏ, bởi trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém, dễ bị lây nhiễm.

tre
Đối tượng của bệnh chân tay miệng là trẻ nhỏ, bởi trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém, dễ bị lây nhiễm.

Theo nghiên cứu, bệnh do enterovirus cùng các loại coxackievirus, echovirus,… gây ra. Các thể của bệnh chân tay miệng:

– Bệnh do virus Coxsackievirus A16 được đánh giá là bệnh ở thể nhẹ. Trẻ mắc bệnh ở thể này thường tự khỏi sau 7-10 ngày.

– Bệnh do virus Enterovirus 71 được đánh giá là tình trạng bệnh ở thể nặng. Một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh: Vấn đề về thần kinh, viêm màng não, hệ hô hấp bị ảnh hưởng,… Hệ quả nặng nề nhất chính là tử vong.

Nguyên nhân của bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng do nhiễm trùng coxsackievirus A16, hầu hết là đều bị lây nhiễm khi tiếp xúc với:

– Dịch tiết mũi hoặc đờm của người mắc bệnh chân tay miệng.

– Nước bọt của người mắc bệnh chân tay miệng.

– Và chất lỏng từ mụn nước bị vỡ ra của người mắc bệnh chân tay miệng.

Dấu hiệu nhận biết chân tay miệng

Căn cứ vào từng thể của bệnh chân tay miệng mà sẽ có dấu hiệu nhận biết cụ thể.

Dấu hiệu nhận biết chân tay miệng thể nhẹ

– Sốt: Khi bị mắc bệnh chân tay miệng, trẻ thường sốt nhưng tình trạng sốt này sẽ nhanh hạ.

tre em
Khi bị mắc bệnh chân tay miệng, trẻ thường sốt nhưng tình trạng sốt này sẽ nhanh hạ.

– Tổn thương trên da: Đỏ rát, có mụn nước ở họng, miệng, lòng bàn tay, bàn chân, gối,…

– Một số triệu chứng: Nôn, chán ăn, tăng tiết nước bọt, bị tiêu chảy, hay quấy khóc.

Dù ở thể nhẹ, phụ huynh vẫn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được theo dõi và có phương án điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết chân tay miệng thể nặng

– Sốt nhưng không hạ: Tình trạng trẻ bị sốt trên 38,5 độ liên tục 2 ngày không hạ dù đã uống thuốc.

– Quấy khóc không dứt: Khóc suốt đêm, ngủ chập chờn và liên tục tỉnh giấc, quấy khóc. Điều này chứng tỏ trẻ đang bị nhiễm độc thần kinh giai đoạn đầu.

– Hay bị giật mình: Một biểu hiện xảy ra do nhiễm độc thần kinh, không chỉ trong lúc ngủ mà ngay cả khi đang chơi trẻ cũng sẽ bị hiện tượng này.

Bệnh chân tay miệng khi đã ở thể nặng chứng tỏ mức độ cấp báo cần phải xử lý ngay lập tức.

Bệnh chân tay miệng nguy hiểm không?

Bệnh chân tay miệng ban đầu chưa đến mức nguy hiểm nhưng một khi đã bước sang thể nặng thì chứng tỏ vô cùng đáng gờm. Trẻ sẽ rất bị biến chứng viêm màng não, trụy tim, suy tim,… và mức độ tử vong cao.

Do đó, bệnh chân tay miệng được liệt vào trong danh sách bệnh nguy hiểm mà các bậc phụ huynh cần chú ý.

Cách chăm sóc cho trẻ bị chân tay miệng

Cần chăm sóc đúng cách cho trẻ mắc bệnh chân tay miệng để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

– Cách ly trẻ với người xung quanh, tránh bệnh lây nhiễm chéo.

mat to mat nho tre so sinh1
Cần chăm sóc đúng cách cho trẻ mắc bệnh chân tay miệng để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

– Tránh ăn đồ cay nóng, đồ đặc, cứng.

– Tránh các loại thực phẩm giàu axit như cam, chanh bởi có thể làm xót vết lở loét ở miệng.

– Không ép trẻ ăn, tránh gây tâm lý sợ hãi ở trẻ.

– Nên để trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo, yên tĩnh.

– Không ép trẻ phải học tập và làm bất cứ việc gì trong quá trình điều trị.

– Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

Phòng tránh lây nhiễm chân tay miệng ở trẻ như thế nào?

– Rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi chơi.

– Ăn chín, uống sôi, ăn uống khoa học, không ăn bốc hay mút tay.

– Làm sạch đồ chơi hàng ngày.

– Không cho trẻ đến những nơi có mầm bệnh.

– Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.

 

Facebook Comments