phu nu doc than5
Tin Tức

Tại sao phụ nữ Việt ngày càng không thích lấy chồng hoặc muộn chồng?

Thực tế cho thấy, có rất nhiều cô gái xấp xỉ tuổi 30 thậm chí 40 tuổi vẫn “độc thân vui vẻ” với cuộc sống và công việc. Họ hoàn toàn không thích lấy chồng hoặc lấy chồng muộn, khác hẳn so với quan niệm của phụ nữ thời xưa.

Từ quan niệm “chồng có thể không lấy, nhưng…”

Phải thừa nhận, phụ nữ ngày càng độc lập, tự chủ hơn về cả mặt tài chính lẫn cuộc sống nên nhu cầu gắn bó với một người đàn ông rồi đi đến hôn nhân không còn là ưu tiên hàng đầu. Thay vào đó, họ chú trọng hơn việc kiếm tiền và tiêu tiền. Hầu hết quỹ thời gian sẽ đầu tư cho sự nghiệp, giải trí và làm đẹp. Họ đang muốn chứng tỏ một điều chồng có thể không lấy, nhưng tiền thì nhất định phải đầy túi, sự nghiệp nhất định phải vẻ vang, nhan sắc nhất định phải rực rỡ.

phu nu doc than1
Phụ nữ ngày càng độc lập, tự chủ hơn về cả mặt tài chính lẫn cuộc sống.

Quan niệm này xét ở một góc độ nào đó, không hề sai.Thậm chí nó còn đúng và phù hợp với thời đại. Phụ nữ thời nay có học thức nên vừa có thể kiếm tiền, lại vừa giỏi nữ công gia chánh và còn biết cách chăm sóc sứckhỏe và sắc đẹp… thì không vì lẽ gì thả mình vào chuyện hôn nhân một cách hên xui. Nếu chẳng may lấy phải một người đàn ông chưa chắc tốt với họ, yêu thương họ, chiều chuộng họ,… thì thà độc thân còn hơn.

Lấy chồng là lấy cả gia đình chồng

Dù xã hội ngày càng phát triển, nhưng chuyện”con gái về nhà chồng” vẫn còn ghim chặt và hiện hữu trong tư tưởng của mọi người, trở thành nỗi ám ảnh của không ít phụ nữ Việt. Nhìn chung, người Á Đông vẫn chưa phân định rạch ròi được lấy chồng là lấy chồng, mà lấy chồng còn là lấy cả gia đình nhà chồng, sống chung với cha mẹ, anh chị em của chồng. Sống chung dễ nảy sinh mâu thuẫn, dù gia đình chồng tâm lý nhưng sẽ không tránh khỏi những tháng ngày “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”. Mọi mâu thuẫn khi đã lên đến đỉnh điểm dễ dẫn đến cãi vã, nặng hơn thì “đụng chân tay”.

phu nu doc than3
Phụ nữ 18 năm làm Công Chúa, 1 ngày làm Hoàng Hậu, 9 tháng 10 ngày làm Quý phi, cả đời còn lại làm nô tì.

Mạng xã hội gần đây “rần rần” một câu nói có vẻ đúng và hợp tâm trạng chị em: Phụ nữ 18 năm làm Công Chúa, 1 ngày làm Hoàng Hậu, 9 tháng 10 ngày làm Quý phi, cả đời còn lại làm nô tì. Ý rằng, phụ nữ sinh ra được bố mẹ cưng chiều, nâng niu nhưng khi lấy chồng lại trở thành ô sin caocấp, đầu bù tóc rối, phục vụ không chỉ chồng mà còn cả nhà chồng.

Chưa kể nhiều cô nàng không may “vớ” phải người chồng không biết cảm thông cho vợ, đứng về phía vợ, trái lại còn đối xử tệ bạc chuyên đánh đập, chửi bới vợ đã trở thành nỗi khiếp sợ cho những cô gái khác.

Tôn thờ chủ nghĩa độc thân

Chính bởi những bất cập sau khi lấy chồng, phụ nữ Việt ngày càng có xu hướng muộn chồng nhằm hưởng thụ nốt tháng ngày tự do, hoặc thậm chí lựa chọn không lấy chồng để đỡ phải khổ. Những tuýp phụ nữ này thường đẹp và giỏi, không ế nhưng tôn thờ chủ nghĩa độc thân. Họ ưa thích sự tự do, không ràng buộc bởi bất cứ mối quan hệ nào. Chỉ cần muốn, họ có thể xách ba lô lên đi du lịch mọi nơi mà mình muốn, gặp gỡ những người mà họ quan tâm thay vì buộc bảnthân trong căn bếp.

phu nu doc than5
Họ ưa thích sự tự do, không ràng buộc bởi bất cứ mối quan hệ nào.

Xu hướng làm mẹ đơn thân

“Lấy chồng lãi mỗi đứa con” là câu nói thường được nghe từ những người phụ nữ đã lập gia đình. Nếu hiểu theo nghĩa này thì mụcđích lấy chồng của họ dường như chỉ để có con.

Ngày nay, khi có con không còn nhất thiết phải cần đến lấy chồng hay xu hướng làm mẹ đơn thân đã giải thích cho thắc mắc tại sao phụ nữ Việt ngày càng không thích lấy chồng hoặc lấy chồng muộn. Họ sẵn sàng sinh con,nuôi con, đảm nhiệm cả hai vai trò người cha và người mẹ bằng tất cả tình yêu và sức mạnh.

phu nu doc than4
Họ sẵn sàng sinh con,nuôi con, đảm nhiệm cả hai vai trò người cha và người mẹ bằng tất cả tình yêu và sức mạnh.

Thời nay, quá nhiều yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến quyết định lập gia đình của phụ nữ Việt. Làn sóng phụ nữ Việt không lấy chồng hoặc lấy chồng muộn đã bắt đầu ở một lứa phụ nữ thành thị giỏi, đẹp, giàu và có lẽ đang dần lan rộng hơn.

Nguồn: https://phunusacdep.org/

Facebook Comments