Như tiêu đề của bài viết, ở đây chúng ta đi tìm hiểu việc khám mắt định kỳ cho trẻ và việc khám mắt định kỳ cho trẻ em có cần hay không? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây:
Tại sao phải khám mắt định kỳ cho trẻ?
Khám mắt định kỳ là một công việc hết sức quan trọng, bởi thị lực đối với chúng ta mà nói thì quá đỗi quan trọng và giá trị của nó không thể đo đếm được.
Việc khám mắt định kỳ giúp chúng ta phát hiện sớm nhất các bệnh lý về mắt của trẻ, và nếu không may mắn trẻ bị bệnh thì việc điều trị cũng đỡ hơn rất nhiều so với việc bệnh đã nặng mới phát hiện.
Một vài bệnh lý về mắt thường khó phát hiện, thường thì khi mắt đã kém và các bệnh lý bắt đầu nặng hơn thì chúng ta mới phát hiện các bệnh của trẻ.
1.250.000₫
Trẻ em thường ít nói về các bệnh lý của mình với bậc phụ huynh, do vậy chúng ta cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh giúp đảm bảo mắt trẻ luôn sang khỏe.
Thời điểm nào cần đưa con khi khám mắt
Khi bé phát triển trong suốt năm đầu đời, mẹ cần lưu ý khi thấy các dấu hiệu có thể là vấn đề về mắt trẻ sơ sinh hay thị lực dưới đây:
- Lé (lác, hiếng): Một mắt hoặc hướng về hoặc cách xa mũi, hoặc chỉ một mắt có chuyển động, hoặc hai mắt chuyển động có vẻ rất khác nhau.
- Chứng giật cầu mắt: Mắt chuyển động “nhảy múa”, giật hoặc lượn sóng vẫn tiếp tục kéo dài sau khi bé được 3 tháng tuổi.
- Bất kỳ thương tổn mắt hoặc thay đổi vật lý nào ở mắt của bé khiến mẹ cảm thấy lo lắng.
- Nếu mẹ phát hiện bất kỳ những dấu hiện trên, hãy hẹn bác sĩ khám mắt cho bé ngay nhé.
- Khi trẻ bị suy giảm thị lực: Điều này có thể xuất hiện do kết quả việc chênh lệch độ mắt giữa hai mắt và không được phát hiện sớm.
Những mốc thời gian quan trọng để đưa trẻ đi kiểm tra mắt như sau:
- Trẻ em dưới 3 tuổi: Hãy cân nhắc cho trẻ đi kiểm tra mắt toổng quát định kỳ. Cần lưu ý các bệnh như nhược thị, cận bẩm sinh mắt lé, mắt lác ..
- Trẻ em từ 4-16 tuổi: Thời gian này kiểm tra mắt 2 năm 1 lần để đảm bảo sức khỏe của mắt.
Quá trình kiểm tra mắt bé
Các bước kiểm tra mắt cho bé được tiến hành như sau:
- Bác sĩ hỏi về tiền sử bệnh mắt của gia đình bạn.
- Bác sĩ sẽ sử dụng một bút chiếu sáng để kiểm tra bên ngoài của mắt, gồm mi mắt và nhãn cầu. Các bước này nhằm mục đích tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng, dị ứng, bệnh tật hoặc ống dẫn nước mắt bị chặn. Cùng đó bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem con ngươi ở hai mắt có kích thước bằng nhau hay không, có tròn không và phản ứng với ánh sáng ra sao. Nếu thấy mí mắt không đóng xuống, bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí mắt, mí và lông mi.
- Bác sĩ kiểm tra tiếp chuyển động mắt bé bằng cách cho bé dõi theo một món đồ chơi để xem phản xạ của 2 mắt có đồng đều không. Bác sĩ sẽ kiểm tra lần lượt từng mắt, sau đó đến cả hai mắt. Bé có thể theo dõi các chuyển động này khi bé đạt từ 2 – 3 tháng tuổi.
- Để kiểm tra thị lực của bé nhà bạn, bác sĩ sẽ cho bé nhìn theo một đối tượng với một mắt và sau đó là mắt còn lại. Nếu bé nhìn theo các đối tượng với một mắt nhưng lại không nhìn theo với con mắt khác thì có khả năng tầm nhìn ở mắt không nhìn theo đồ vật yếu hơn mắt còn lại.
- Đa số các bác sĩ nhi khoa đều được đào tạo kiểm tra mắt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bác sĩ nhi khoa sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia nếu họ phát hiện mắt bé gặp phải vấn đề nằm ngoài khả năng của họ.
Trong trường hợp con trẻ nhà bạn bị tật khúc xạ, bạn chỉ cần đưa con đến các tiệm mắt kính để đo và cắt các loại kính phù hợp.
Để cho an toàn bạn có thể đến các viện mắt để thực hiện đo đạc và cắt kính để đảm bảo hơn.
Còn trường hợp mắt bé bị viêm nhiễm, sưng đau, nhược thị… Bạn nên đưa con đến bác sĩ nhãn khoa hoặc bác sĩ nhãn khoa nhi khám để bé được kiểm tra mắt cẩn thận hơn và được kê toa thuốc phù hợp.
Kết luận: Việc khám mắt định kỳ cho trẻ là hết sức quan trọng bởi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, là công cụ giúp trẻ có thể phát triển về mọi mặt, hình dung thế giới xung quanh mình. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi bài viết!