tre kham mat1
Tin Tức Mẹ Bé

Trẻ bị đau mắt thì phải làm sao?

Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải các bệnh về mắt. Với trường hợp đau mắt của trẻ, thường phụ huynh hay mua thuốc và tự xử lý, điều trị. Điều này vốn không được khuyến khích bởi có thể làm tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn. Vậy khi trẻ bị đau mắt thì phải làm sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

Mắt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Đặc biệt đối với đối tượng trẻ nhỏ, mắt còn đảm nhiệm chức năng quan sát, tiếp cận thế giới từ đó phát triển tư duy, nhận thức. Việc chăm sóc, bảo vệ mắt ở trẻ, do đó vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ mắc các bệnh về mắt hơn cả.

Thực tế đã xảy ra trường hợp trẻ nhỏ bị đau mắt nhưng bố mẹ không hiểu rõ tính nghiêm trọng, chủ quan trong việc thăm khám, điều trị, tự ý mua thuốc về nhỏ cho trẻ làm ảnh hưởng đến mắt trẻ.

Lời khuyên cho phụ huynh khi thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào về mắt, đau mắt,… ngay lập tức phải đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa mắt để bác sĩ trực tiếp thăm khám. Quá trình thăm khám đòi hỏi chuyên môn và dụng cụ chuyên dụng, không thể phán đoán một cách thông thường.

tre kham mat1
Lời khuyên cho phụ huynh khi thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào về mắt, đau mắt,… ngay lập tức phải đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa mắt để bác sĩ trực tiếp thăm khám.

Một số bệnh về mắt mà trẻ hay gặp phải:

#1 Viêm kết mạc

– Trẻ bị nhiễm trùng mắt, do virus, vi khuẩn gây ra hoặc dị ứng của kết mạc với đỏ mắt. Nếu do virus, mắt trẻ sẽ đỏ kèm theo các triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Nếu do vi khuẩn, mắt trẻ sẽ tồn tại chất xám vàng, dày, mí mắt sưng.

– Trẻ đau mắt đỏ khiến trẻ bị đau, sưng, có nước bên trong, mắt chảy nước, nhiều ghèn.

– Khi trẻ đau mắt đỏ, không nên tự ý tra thuốc vào mắt cho trẻ hoặc áp dụng các cách chữa mẹo dân gian chưa được kiểm chứng, nguy hiểm như nhỏ mắt bằng sữa mẹ, đắp lá,… Tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn nếu chữa trị một cách thiếu hiểu biết.

Khi trẻ đau mắt, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ đến nơi công cộng, ở nhà theo dõi để tránh lây lan.

#2 Viêm nhiễm vùng mi mắt

– Dấu hiệu của viêm nhiễm mi mắt: Mắt chảy nước, mắt đỏ, ngứa ngáy, khó chịu trong mắt, vùng da mắt bong tróc, nhạy cảm với ánh sáng, lông mi rụng nhiều,…

– Nguyên nhân: Vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hoặc dị ứng.

– Hướng điều trị: Đến bác sĩ thăm khám, tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ. Vệ sinh mặt mũi thường xuyên, liên tục. Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ. Kiểm tra nguồn nước sử dụng để đảm bảo nước không nhiễm bẩn.

tre dau mat
Viêm nhiễm vùng mắt, một trong những bệnh về mắt mà trẻ thường gặp phải.

#3 Tật khúc xạ mắt

– Khúc xạ mắt là bệnh về mắt mà trẻ em gặp phải rất nhiều, đặc biệt trong xã hội hiện đại.

– Khúc xạ mắt có những dạng bao gồm cận thị, viễn thị và loạn thị. Cách phân biệt: 1) Cận thị: Nhìn gần rõ, nhìn xa mờ. 2) Viễn thị: Nhìn gần hay xa đều mờ. 3) Loạn thị: Khi nhìn thấy nhòe, mờ, không rõ.

– Dấu hiệu: Nhìn mờ mờ, nheo mắt, nhức mỏi mắt, nhức đầu,…

– Nguyên nhân: Tư thế ngồi học không đúng, đọc sách trong bóng tối, xem tivi quá gần, sử dụng điện thoại nhiều,…

– Cách phòng tránh: Nên để cho mắt nghỉ ngơi quãng ngắn giữa các giờ học, xem. Thay vì đọc truyện, xem tivi để giải trí, nên vận động chân tay, thể dục thể thao. Bàn học của trẻ nên đặt nơi nhiều ánh sáng. Bổ sung các loại thực phẩm bổ mắt trong chế độ ăn uống hàng ngày.

– Cách điều trị: Khi trẻ đã bị tật khúc xạ hoặc viễn thị hoặc loạn thị hoặc cận thị, phải đưa trẻ đến nhãn khoa đo mắt, đeo kính đúng độ để không làm tình trạng bệnh càng nặng thêm.

tre kham mat
Khi trẻ bị tật khúc xạ, nên đưa trẻ đi đo mắt và sử dụng kính phù hợp.

 

Facebook Comments